Công ty TNHH Huấn luyện và Dịch vụ Kỹ thuật An toàn

Ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy môn Tập làm văn

Thứ năm - 14/05/2020 17:20
“Một trong những phương pháp dạy Văn miêu tả mà tôi đã vận dụng trong quá trình giảng dạy văn lớp 4, lớp 5 chính là dạy bằng sơ đồ tư duy”. Đó là chia sẻ của cô Lê Thị Hồng An – giáo viên Trường tiểu học Thành Công A (Hà Nội).

 1. Sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy môn Tập làm văn

  • Sơ đồ tư duy là gì?

Bản đồ tư duy còn gọi là sơ đồ tư duy lược đồ tư duy... là hình thức ghi chép nhầm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức... bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực.

Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỷ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lý, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “ thể hiện” nó dưới dạng sơ đồ tư duy theo một cách riêng.

Do đó việc lập sơ đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người. Sơ đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh).

  • Lợi ích của sơ đồ tư duy

Theo cô Lê Thị Hồng An, đây chính là công cụ, là bí quyết để giúp cho học sinh tiểu học nhanh tiến bộ trong viết văn.

- Khi lập sơ đồ các em sẽ dễ dàng nắm bắt được trọng tâm của đề bài, có thể tập trung suy nghĩ những chỗ khó, dễ dàng hình dung bố cục của bài văn.
- Không những vậy, sơ đồ tư duy còn giúp cho các em giải tỏa áp lực trong giờ học văn, khơi dậy năng khiếu viết văn, phát triển khả năng tư duy, tạo cho các em thói quen tích cực suy nghĩ và cảm giác tự tin khi viết văn, đồng thời mang đến cho các em niềm hứng thú thông qua biến những kiến thức thành hình ảnh sống động theo sự sáng tạo của các em.

- Ngoài ra, theo cô Lê Thị Hồng An, có thể vận dụng sơ đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kỳ...

  • Làm sao để học sinh hiểu được sơ đồ tư duy?

Để cho học sinh hiểu được sơ đồ tư duy là gì thì giáo viên phải giảng lý thuyết như trên. Sau đó sẽ giới thiệu cho các em một số mô hình sơ đồ tư duy đơn giản. Với học sinh tiểu học, giáo viên chỉ có thể vẽ và viết trên những mô hình đơn giản dễ đọc dễ hiểu dưới đây:

2 10

Sơ đồ tư duy giúp chúng ta dễ dàng hình dung quá trình cấu tứ bài văn, hiểu rõ mạch tư duy trong viết văn, nắm bắt được trình tự hành văn, nắm vững được các dạng thức và phương pháp viết các thể văn khác nhau, từ đó nhanh chóng học được cách viết văn.

Cụ thể chúng ta có thể viết được bài văn theo quy trình như sau:

3 7

2. Áp dụng lý thuyết vào những đề bài cụ thể

Ví dụ: Giáo viên cho đề bài: Miêu tả về con vật yêu thích (chương trình lớp 5 - tuần 30)

*** HOẠT ĐỘNG TÌM Ý

  • Mục tiêu: Học sinh (HS)  liệt kê được các bộ phận chính và hoạt động của con vật và tìm các từ ngữ miêu tả đặc điểm của các bộ phận, hoạt động của con vật đó.

  • Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị thật chu đáo khung sơ đồ tư duy, thẻ từ dùng để làm sơ đồ mạng; Phiếu bài tập.

  • Các hoạt động: Từ hoạt động tìm ý và sắp xếp các ý mà HS đã làm trong đoạn văn mẫu “Chim họa mi hót” của SGK, GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 với phiếu bài tập với nội dung sau:
- Hãy liệt kê các bộ phận chính của con vật, hoạt động của con vật và tìm những từ ngữ thường dùng để miêu tả đặc điểm của hình dáng và hoạt động và trình bày theo sơ đồ mạng.

- Sau đó yêu cầu 1 -> 2 nhóm HS nhanh nhất lên trình bày, các nhóm khác theo dõi, bổ sung và cho ra một mạng lưới các ý:

4 3

- GV dùng thẻ từ biểu diễn sơ đồ tư duy

5 1

- Sau đó, GV yêu cầu mỗi em làm một sơ đồ tư duy về con vật em định tả.

*** HOẠT ĐỘNG LẬP DÀN Ý

  • Mục tiêu: HS đánh số thứ tự các ý đã tìm được

  • Triển khai hoạt động:

- Yêu cầu HS tự đánh số thứ tự vào các ý làm thành một dàn ý cho riêng mình.

- GV mời vài em lên trình bày. GV và HS cả lớp nhận xét, đồng thời đưa ra cách đánh số thứ tự các ý một cách hợp lý nhất

- Trong khi HS làm, GV bao quát lớp và chú ý hướng dẫn các em HS trung bình và yếu

- GV tổ chức hoạt động sau: HS diễn đạt các ý đã trình bày trên sơ đồ mạng. Mỗi HS  trình bày theo thứ tự các ý đã lập sao cho cách miêu tả thật hay, thật sinh động. Hình dáng và hoạt động của con vật hiện lên một cách chân thật, lôi cuốn, tự nhiên.

  • Ví dụ: Từng HS diễn đạt câu văn tả đôi mắt của con mèo:

+) Con mèo Mi-mi có đôi mắt sáng và nhanh nhẹn.

+) Đôi mắt của Mi-mi tròn và sáng như hai hòn bi ve.

+) Chú mèo Mi-mi có cặp mắt tròn xoe và tinh nhanh lạ kỳ.

GV sửa lỗi cho HS, HS bổ sung và rút kinh nghiệm, học hỏi câu văn hay của bạn để tiến hành làm bài viết cho tốt hơn.

* Lưu ý:

  • Đối với HS chưa hoàn thành, GV kịp thời tác động và giúp đỡ các em

  • Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các em, không bác bỏ làm các em mất tin tưởng vào bản thân mà chỉ sửa sai nhẹ nhàng

  • Có thái độ thân thiện, cởi mở với các em

  • Khuyến khích các em động não và suy nghĩ để tìm ý

  • Tạo điều kiện cho HS khá-giỏi giúp đỡ các em

  • GV kịp thời khen ngợi động viên nếu các em tìm được ý để các em hứng khởi trong học tập

  • GV phải chuẩn bị đồ dùng trực quan kỹ lưỡng và đầy đủ để  khắc sâu kiến thức cho HS

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của AZtest đã giúp quý thầy cô có được một phương pháp dạy học hay để áp dụng vào các giờ dạy của mình.
-----------------------------------------------------
AZtest là hệ thống tạo lập website thi trắc nghiệm trực tuyến do CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN VÀ DỊCH VỤ NGUỒN MỞ THUẬN ĐỨC phát triển. Với AZtest, người dùng có thể dễ dàng sở hữu một website tổ chức ôn tập, thi trắc nghiệm trực tuyến hoàn toàn miễn phí, độc lập, được cá nhân hóa theo yêu cầu của người quản trị.
Liên hệ hotline 0233 777 4455 (Ext 3) hoặc Fanpage https://m.me/aztest.vn để được tư vấn trực tiếp bởi đội ngũ kỹ thuật viên của AZtest.

Nguồn tin: Báo Giáo dục và thời đại

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây